Tư duy sáng tạo nằm trong TOP02 kỹ năng quan trọng nhất trong năm 2023 theo báo cáo của Future of Jobs của Diễn đàn Kinh tế Thế giới. Đây là một trong những kỹ năng mà các tập đoàn, công ty luôn khao khát tìm kiếm ở các ứng viên tiềm năng và trong đội ngũ nhân viên của họ. Hơn nữa, ai cũng có thể phát triển tư duy sáng tạo nếu được rèn luyện và áp dụng đúng cách. Bài viết dưới đây giúp bạn hiểu tư duy sáng tạo là gì, các đặc điểm và cản trở việc tư duy sáng tạo. Bên cạnh đó bài viết còn chỉ bạn các tips giúp bạn phát triển khả năng tư duy sáng tạo.
Tư duy sáng tạo được hiểu như thế nào?
“Sáng tạo là suy nghĩ một cách hiệu quả hơn”. Tư duy sáng tạo là quá trình tạo ra những ý tưởng, giải pháp phù hợp để khơi gợi sự sáng tạo. Trong đó, con người sử dụng trí tưởng tượng, kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng của mình để tạo ra những ý tưởng mới mẻ, đột phá và có giá trị.
Tư duy sáng tạo trong học tập giúp bạn đạt thành tích cao, tiết kiệm thời gian, sắp xếp lịch học tập linh hoạt và sáng kiến ra phương pháp học tập hiệu quả và phù hợp với khả năng của bản thân.
Bên cạnh đó, Tư duy sáng tạo trong công việc giúp bạn giải quyết vấn đề thật nhanh chóng và hiệu quả và là cơ hội để bạn tỏa sáng với cấp trên với những ý tưởng mới, giải pháp mới cho công việc và tổ chức. Không ngừng sáng tạo và đi ngược lại với lối mòn sẽ giúp bạn tìm ra cái mới và thách thức bản thân mình.

Khả năng thấu hiểu sâu sắc vấn đề: Tư duy sáng tạo đòi hỏi bạn phải hiểu rõ về vấn đề mà bạn đang cố gắng giải quyết hoặc về lĩnh vực bạn đang làm việc.
- Tự do tư duy: Nó giúp bạn thoát khỏi giới hạn của quy tắc, chuẩn mực và kiến thức cũ để có thể nảy sinh ra các ý tưởng mới và không truyền thống.
- Kết nối thông tin: Tư duy sáng tạo thường bao gồm việc kết hợp thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để tạo ra cái nhìn toàn diện và không gian cho sáng tạo.
- Sẵn sàng thử nghiệm và chấp nhận thất bại: Đôi khi, tư duy sáng tạo đòi hỏi bạn phải thử nghiệm nhiều ý tưởng khác nhau, và có thể gặp thất bại trước khi đạt được thành công.
- Sự đổi mới và sáng tạo: Tư duy sáng tạo thường dẫn đến việc tạo ra những điều mới mẻ, độc đáo và tiên phong.
- Sự cảm nhận và sự nhạy bén: Tư duy sáng tạo đòi hỏi khả năng nhận biết những khía cạnh và cơ hội không rõ ràng trong một tình huống hoặc vấn đề.
Tư duy sáng tạo có thể được phát triển và cải thiện thông qua việc thực hành, học hỏi, và thách thức bản thân để nảy sinh ra các ý tưởng và giải pháp mới trong cuộc sống hàng ngày và trong công việc.
Tầm quan trọng của Tư duy sáng tạo
Trong học tập, sinh viên biết cách rèn luyện kỹ năng này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian với phương pháp học tập hiệu quả và linh hoạt với tư duy đa chiều, nhạy bén và kết hợp kiến thức ở nhiều lĩnh vực. Bên cạnh đó, bạn có thể ứng dụng hiệu quả kỹ năng này trong các đề tài nghiên cứu khoa học tại trường.
Trong phát triển sự nghiệp, việc trang bị tư duy tư duy sáng tạo là một trong những cách tạo điểm nhấn đối với nhà tuyển dụng. Đơn giản là họ rất cần những nhân viên có sáng kiến, chủ động đề xuất và tiên phong với những ý tưởng mới để giúp tổ chức giải quyết các vấn đề phức tạp. Đây là cách để bạn có cơ hội tuyệt vời để thăng tiến nhanh trong sự nghiệp của mình.
Theo trang Theforage, Alejandra Garcia, quản lý và cựu sinh viên tại Code2College and Forage, cho biết: “Nhiều nhà tuyển dụng tìm kiếm những ứng viên có khả năng phân tích và tư duy vượt trội. Do đó, tư duy sáng tạo, tư duy đổi mới và kỹ năng phân tích đều có giá trị ở những nơi làm việc hiện tại – những kỹ năng này đặc biệt quan trọng ở nơi làm việc luôn thay đổi với các công nghệ mới nổi.”

Dưới đây là một số rào cản thường gặp mà bạn có thể phải đối mặt khi áp dụng tư duy sáng tạo:
- Sợ thất bại: Lo sợ thất bại là một trong những rào cản lớn nhất đối với tư duy sáng tạo. Sự sợ hãi này có thể ngăn bạn thử nghiệm ý tưởng mới và tiến xa hơn trong quá trình sáng tạo.
- Thiếu tự tin: Nếu bạn không tự tin vào khả năng của mình, bạn có thể tự cản trở mình khi đối diện với các vấn đề phức tạp hoặc ý tưởng mới.
- Thói quen và cách tư duy lối mòn: Một số người có thể bị ràng buộc bởi thói quen và cách tư duy cũ, không muốn thay đổi hoặc chấp nhận ý tưởng mới.
- Thời gian và áp lực: Áp lực thời gian và công việc hàng ngày có thể làm giảm khả năng tư duy sáng tạo. Đôi khi, cần thời gian và không gian để suy nghĩ và sáng tạo.
- Khả năng tập trung: Sự thiếu khả năng tập trung có thể cản trở quá trình tư duy sáng tạo. Do vậy, bạn cần tìm không gian yên tĩnh, thời gian phù hợp để đạt được sự tập trung cao nhất.
- Đánh giá từ người khác: Lo lắng về ý kiến của người khác và sợ bị đánh giá không tốt có thể làm bạn cảm thấy nản lòng, không tự do trong việc thử nghiệm ý tưởng mới.
- Giới hạn kiến thức: Kiến thức hạn chế có thể làm giới hạn phạm vi của tư duy sáng tạo. Để tư duy sáng tạo, bạn cần mở rộng kiến thức và học hỏi liên tục ở nhiều lĩnh vực.
Để vượt qua các rào cản này, bạn có thể áp dụng các kỹ thuật như thiền để tăng khả năng tập trung, học cách quản lý sợ hãi và thất bại, và tạo môi trường thân thiện với sáng tạo.
Cách phát triển tư duy sáng tạo

Brainstorming: Mục tiêu chính của phương pháp này là làm việc với một nhóm người và đưa ra các ý tưởng không giới hạn mà không có bất kỳ rào cản nào. Ý tưởng chung của Brainstorming là khi có quá nhiều giải pháp tiềm năng sáng tạo, chúng ta có thể dễ dàng có được giải pháp chất lượng cao nhất.
Tư duy đa chiều: là phương pháp đặt mình dưới những khía cạnh khác nhau hoặc lật ngược vấn đề để nhìn theo hướng khác thì cách rèn luyện này có thể rất hiệu quả. Khía cạnh quan trọng nhất của quá trình này là đi đến nơi mà bản thân thường không lựa chọn.
Sử dụng sơ đồ tư duy: là một biểu đồ nơi mà chúng ta nhập các ý tưởng và kết nối chúng. Nó có thể có nhiều giải pháp khả thi cho một vấn đề, đồng thời cho phép nhìn thấy được bức tranh toàn cảnh hơn về những gì mà bản thân đang cố gắng thực hiện.
Thách thức hiện tại: Hãy suy nghĩ về cách mà chúng ta có thể mở rộng hoặc cải thiện quy trình hiện tại. Bản thân sẽ làm gì nếu có nhiều nguồn lực hơn? Làm gì nếu có ít tài nguyên hơn?. Việc tưởng tượng những kịch bản tiềm năng khác nhau này sẽ buộc chúng ta phải giải quyết vấn đề và điều chỉnh cho các tình huống khác nhau. Nhờ đó có thể tăng cường kỹ năng tư duy sáng tạo một cách hiệu quả.
Viết blog, viết nhật ký: thông qua hoạt động này, bạn sẽ biết cách phân tích, tổ chức suy nghĩ một cách rõ ràng và logic. Hơn nữa, hoạt động này cũng giúp phát triển kỹ năng viết và truyền đạt ý tưởng một cách rõ ràng, hiệu quả. Kỹ năng viết tốt là cũng một yếu tố quan trọng trong việc phát triển khả năng tư duy sáng tạo.
Đặc biệt, việc liên tục học hỏi ý tưởng mới có thể giúp bạn tăng cường khả năng tư duy sáng tạo. Thông qua bài viết, hi vọng bạn sẽ mở rộng thêm nhiều góc xoay quanh chủ đề tư duy sáng tạo và áp dụng một cách hiệu quả trong học tập và phát triển sự nghiệp trong tương lai nhé.
Ban biên tập HUFLIT Career Hub
Nguồn tham khảo: Theforage, Pace